Archive for the ‘Hội Bàn Việc’ Category

Sale supervisor là gì? Thực hiện những công việc nào?

Thứ Sáu, Tháng Năm 14th, 2021

Sale supervisor là gì? Theo câu hỏi này thì chúng ta hiểu rằng đây là vị trí giám sát kinh doanh trong các doanh nghiệp. Họ có vai trò quan trọng trong các chiến lược phát triển kinh tế. Nhưng cụ thể nhiệm vụ của người giám sát là gì? Công việc có yêu cầu nào? Hãy tìm lời giải đáp qua phần trình bày sau bạn nhé!

Sale supervisor là gì? Những điều cần biết về nghề

Sales supervisor (giám sát kinh doanh) là những người thực hiện việc quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, tìm nguồn khách hàng, giám sát công nợ… Họ sẽ trải qua các công việc liên quan như: Sales manager, sales assistant, sales  representative, sale executive. Đâylà quá trình học hỏi và rèn luyện để có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh để đến với vị trí sales supervisor.

Với vai trò như thế thì đặt ra các yêu cầu khá cao về năng lực và trình độ của người giám sát. Cụ thể các bạn phải có bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan. Đồng thời có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính, hỗ trợ bán hàng…

Cũng từ đó mà mức lương và chế độ đãi ngộ của nghề khá cao. Mức lương đối với người có kinh nghiệm sẽ từ 7-15 triệu/tháng chưa tính tiền thưởng. Các bạn có thể ứng tuyển công việc dễ dàng tại nhiều doanh nghiệp khác nhau ở vị trí này khi có đủ kinh nghiệm ở vị trí tương đương khoảng 1-2 năm.

Sale supervisor thực hiện những công việc nào?

Ở các doanh nghiệp, vị trí sales supervisor có thể thực hiện các công việc khác nhau tùy vào quy mô và cơ cấu. Nhưng công việc chung khi ở vị trí này sẽ bao gồm:

Giám sát nhân viên trong bộ phận kinh doanh để thúc đẩy, hướng dẫn, và định hướng cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Từ đó mới đảm bảo các hoạt động kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, người giám sát còn phân tích những điểm mạnh và điểm yếu để có hướng điều chỉnh và báo cáo với cấp trên.

Người giám sát còn giúp tư vấn cho các nhà quản lý trong vấn đề tuyển dụng nhân viên mới hoặc quyết định cho nhân viên thôi việc khi cần thiết. Thực hiện các công việc đào tạo nhân viên theo đúng tiêu chuẩn của công ty giúp họ nắm bắt công việc kinh doanh, bán hàng và các công việc liên quan.

Kết hợp với các bộ phận liên quan để thiết lập và đánh giá hiệu quả công việc. Trong đó là đặt ra những mục tiêu, truyền đạt những quy định và thúc đẩy nhân viên thực hiện. Đồng thời ra quyết định kỷ luật nếu họ sai phạm. Tham gia giám sát các công việc hậu cần, phối hợp thực hiện các mục tiêu dự án.

Tập trung giám sát các công việc kinh doanh liên quan đến dịch vụ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Cung cấp những thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho nhân viên của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Phụ trách các hồ sơ liên quan đến thống kê tình hình kinh doanh và lập báo cáo. Cùng nhà quản lý xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh đầy nhiệt huyết, năng động và làm việc hiệu quả.

Sales Supervisor cần có những kỹ năng nào?

Để trở thành sales supervisor chuyên nghiệp thì bạn cần đảm bảo có những kỹ năng phục vụ cho công việc như:

Sử dụng các phần mềm quản lý: Công việc của người giám sát đòi hỏi chúng ta phải sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft Office Suite, các phần mềm lưu trữ tài liệu, cập nhật, theo dõi thông tin khách hàng.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Để chăm sóc khách hàng thì người giám sát cần có kỹ năng giao tiếp, tư vấn, thuyết phục khách hàng. Hiểu biết sản phẩm/dịch vụ để cung cấp nhanh đến khách hàng, xử lý các tình huống khiếu nại của họ, có khả năng đánh giá nhu cầu và thắc mắc từ khách hàng. Kỹ năng quản lý và hướng dẫn nhân viên xử lý các tình huống phát sinh, trả lời những thắc mắc từ phía khách hàng.

Kỹ năng quan sát: Công việc của một sales supervisor đòi hỏi cao khả năng quan sát để nhìn rõ từng hoạt động của các nhân viên. Từ đó mới đánh giá chính xác khả năng làm việc của từng người. Đồng thời quan sát mức độ hài lòng của khách hàng để ghi nhận kết quả và có hướng điều chỉnh thích hợp.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu sale supervisor là gì. Nhìn chung đây là một vị trí công việc năng động và cần rất nhiều những nỗ lực để học hỏi. Nhưng khi chạm đến vị trí này thì bạn sẽ mở ra con đường sự nghiệp vững chắc cho mình.

Thiết kế đồ họa thi khối nào? Triển vọng của nghề ra sao?

Thứ Hai, Tháng Năm 3rd, 2021

Bạn có đầu óc sáng tạo và yêu thích màu sắc nên bạn có ý định học thiết kế đồ họa. Và chắc hẳn các câu hỏi mà chúng ta đặt ra hiện nay đó là thiết kế đồ thi khối nào? Nên thi ở trường nào? Học ra trường làm gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây. Mọi người hãy xem qua nhé!

Tổng quan về ngành thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là một ngành học về thiết kế phục vụ trong lĩnh vực kinh doanh, truyền thông. Trong đó, các ấn phẩm được tạo ra bằng hình ảnh mang màu sắc ấn tượng, độc đáo mà mới lạ tùy vào người thiết kế nhằm thể hiện một thông điệp ý nghĩa nào đó. Vì vậy, ngành học rất phù hợp với các bạn trẻ có sự sáng tạo, yêu thích màu sắc và luôn tìm tòi học hỏi để tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều các sản phẩm đồ họa như: Danh thiếp, brochure, website, logo… đến từ các doanh nghiệp khác nhau. Để tạo ra được những ấn phẩm thế này thì cần đầu óc sáng tạo từ những người thiết kế. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của ngành thiết kế trong thời đại ngày nay.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà ngành học được mở ra ở nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Nhiều năm trở lại đây được đông đảo các bạn trẻ chọn theo học. Mặc dù lấy kết quả từ kỳ thi THPT Quốc Gia nhưng mỗi trường sẽ có tổ hợp môn xét tuyển và điểm đạt yêu cầu khác nhau. Do vậy, trước khi đến với ngành học thì các bạn nên tham khảo các trường đào tạo để biết thông tin xét tuyển chính xác.

Thiết kế đồ họa thi khối nào? Các trường đào tạo uy tín, chất lượng

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa và sau đây là top những trường đào tạo nổi tiếng nhất hiện nay trên cả nước. Trong đó, các bạn sẽ biết được khối thi và điểm chuẩn 2020 cụ thể theo sau:

– Đại học Kiến trúc Hà Nội: Với tổ hợp xét tuyển khối H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2) và mức điểm chuẩn là 21,25 điểm.

– Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: Xét tuyển các khối H00, H02 (Toán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu), mức điểm chuẩn là 20 điểm.

– Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Xét tuyển ở các khối H00, H02, H01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật), mức điểm chuẩn là 18 điểm.

– Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu: Xét tuyển ở các khối H00, H05 (Văn, KHXH, Vẽ năng khiếu), H06 (Văn, Anh, Vẽ mỹ thuật), H07 (Toán, Hình họa, Trang trí), mức điểm chuẩn là 15,5 điểm.

– Đại học FPT: Xét tuyển ở các khối A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Vật Lý và Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D96 (Toán, Tiếng Anh, KHXH), với tổng 3 môn đạt 21 điểm trở lên bao gồm điểm ưu tiên.

– Đại học Kiến trúc TP.HCM: Xét tuyển ở các khối H01, H06 với mức điểm chuẩn là 23 điểm.

– Đại học Công nghệ TP.HCM: Xét tuyển ở các khối H01, H02, V00 (Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật), V02 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật), mức điểm chuẩn là 16,25 điểm.

– Đại học Tôn Đức Thắng: Xét tuyển ở các khối H00, H01, H02 với mức điểm chuẩn là 19 điểm, trong đó môn năng khiếu >= 5 điểm.

– Đại học Dân lập Văn Lang: Xét tuyển ở các khối H03 (Toán, KHTN, Vẽ năng khiếu), H04 (Toán, Anh, Vẽ năng khiếu), H05, H06 với mức điểm chuẩn là 16,5 điểm.

– Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Xét tuyển ở các khối H00, H01, V00 và V01 với mức chuẩn là 15,5 điểm.

Học ngành Thiết kế đồ họa ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa, các bạn có thể dễ dàng tìm việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo, cơ quan báo chí, đài truyền hình, các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau… Bên cạnh đó, chúng ta có thể trở thành nhân viên thiết kế website, thiết kế logo, banner…

Hiện nay, rất nhiều website có nhu cầu tuyển dụng công việc design khá nhiều. Trong đó, có sự đa dạng ở yêu cầu từ có kinh nghiệm cho đến không yêu cầu kinh nghiệm. Vì vậy, đây là cơ hội để các bạn mới ra trường học hỏi kinh nghiệm cho mình. Theo đó mức lương cho những người mới vào ngành từ 6-10 triệu/tháng. Mức lương cho những người có kinh nghiệm từ 10-15 triệu/tháng.

Đặc biệt, công việc này mang đến cho bạn vô số các cơ hội kiếm thêm thu nhập ngoài giờ. Hoặc chúng ta có thể làm freelancer toàn thời gian với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Từ đó bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau . Nếu giỏi ngoại ngữ chúng ta còn có thể làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài với mức thu nhập mơ ước.

Giờ thì chúng ta đã biết thiết kế đồ họa thi khối nào. Qua đây mọi người hãy rèn luyện những môn học xét tuyển để đậu vào các trường phù hợp với mình. Đặc biệt là các bạn phải chuẩn bị tinh thần học hỏi và duy trì được bầu nhiệt huyết thì mới thành công với nghề.

 

Ý nghĩa của làm việc nhóm có thật sự quan trọng như bạn nghĩ hay không?

Thứ Bảy, Tháng Mười Một 28th, 2020

Bạn không thể làm bất kỳ điều gì thành công nếu như chỉ làm việc một mình. Một hòn đá không thể tạo thành vách tường vững chắc, ý nghĩa của làm việc nhóm cũng vậy. Trong bất kỳ công việc nào, sự đóng góp của rất nhiều người bao giờ cũng mang lại kết quả tích cực hơn hẳn so với suy nghĩa khách quan của 1 người duy nhất.

Trong những năm gần đây, mô hình làm việc teamwork đang được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng và mang về những hiệu quả làm việc đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không phải mô hình làm việc kiểu teamwork nào cũng mang phát huy được công dụng như mong muốn. Để đạt được thành công, mỗi cá nhân phải nhận thức rõ trách nhiệm và năng lực của mình để tạo nên đóng góp tạo nên thành tích chung. Cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của làm việc nhóm có đúng như vậy không bạn nhé!

Làm việc nhóm (teamwork) là gì?

Cụ thể, làm việc nhóm là một quá trình phối hợp, tương tác trực tiếp giữa một nhóm người từ 2 người trở lên. Thông thường, trong một nhóm làm việc sẽ được phân chia người quản lý hay đội trưởng để tiến hành điều phối công việc cho tất cả mọi người. Mục đích cuối cùng là đảm bảo hoàn thành tiến độ kế hoạch, chiến lược công ty đặt ra.

Những thành viên trong nhóm, mỗi người đều có những chuyên môn riêng, nhằm cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau. Hiệu quả làm việc càng cao sẽ thúc đẩy doanh số phát triển, mang về lợi nhuận cao cho công ty. Và chắc chắn những thành viên trong nhóm đều sẽ được phần thưởng hay sự hỗ trợ xứng đáng với năng lực đã bỏ ra.

Làm việc nhóm mang lại lợi ích nổi trội gì?

Hình thức làm việc cơ bản của mô hình làm việc nhóm đó chính là bạn càng nỗ lực thì chưa hẳn đã đạt được thành công cao. Sự nỗ lực bắt nguồn từ lợi ích bản thân, và sự nỗ lực để hòa hợp và hỗ trợ người khác giúp cả nhóm phát triển. Đó mới chính là lợi ích quan trọng mà cách làm việc nhóm mang lại.

Các thành viên trong nhóm phải luôn giữ bình tĩnh, hạn chế cái tôi cảm xúc, và đề cao tinh thần trách nhiệm cho bản thân. Khi làm việc nhóm mọi người sẽ được rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tinh thần trách nhiệm để hỗ trợ nhau mọi lúc trong công việc.

Từ đó, cách ứng xử cũng trở nên tinh tế và khôn khéo hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, hoạt động nhóm thường xuyên giúp bản thân mọi người phá vỡ được những giới hạn về mặt giao tiếp. Giới hạn của bản thân cũng bị phá vỡ, tính sáng tạo, độ thân thiện và cởi mở cũng được phát huy trong mọi hoàn cảnh. Từ đó, tính kỷ luật trong công việc của mỗi người trong nhóm được nâng cao hơn hẳn.

Ý nghĩa của làm việc nhóm là gì?

Đột phá trong ý tưởng công việc

Khi nhắc đến làm việc nhóm là nhắc đến sức mạnh về trí não và thể lực của con người. Điều đó đã góp phần giảm thiểu áp lực trong công việc quá tải. Sự hỗ trợ, hợp tác này rất cần thiết, không những giúp bản thân nhân viên trở nên tự tin hơn hơn, cởi mở trong công việc mà còn cả đời sống tinh thần cũng phong phú hơn.

Các bù trừ khuyết điểm cho nhau sẽ giúp cả nhóm cùng tiến bộ vượt bậc.  Điều này giúp giảm nhẹ gánh nặng công việc, bên cạnh đó công ty cũng có thể thúc đẩy doanh số đáng kể.

Cùng tiến cùng phát triển để chinh phục thành công

Ý nghĩa tuyệt vời nhất của tinh thần làm việc nhóm đó chính là, sự gắn kết giữa những người xa lạ trở thành những cộng sự tuyệt vời của nhau. Tinh thần đồng đội liên kết tạo nên một khối thống nhất không thể tách rời. Cho nên, kết quả cuối cùng luôn cao nhất.

Hoạt động nhóm còn mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị. Không chỉ được hỗ trợ kiến thức, và không bị tụt hậu so với bạn bè. Thì đây, cũng là cơ hội để bạn nâng cao tư duy, ý thức và sự trưởng thành của bản thân mạnh mẽ hơn trước những thử thách cuộc sống và công việc.

 Bên cạnh những mặt tích cực, thì mô hình làm việc nhóm vẫn tồn tại những bất cập nhất định. Tuy nhiên, hầu hết có rất nhiều nguyên nhân xảy ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của một nhóm làm việc. Điều quan trọng, là bạn và những người đồng hành có đủ năng lực và ý chí để sát cánh cùng nhau hay không?

Hy vọng rằng, với đôi điều chia sẻ của chúng tôi sẽ mang lại cho bạn góc nhìn toàn diện, mới mẻ hơn về “Ý nghĩa của làm việc nhóm”. Nếu bạn đang được hợp tác làm việc nhóm với những người bạn, hãy cố gắng hòa nhập và nắm bắt cảm xúc của nhau để cùng chinh phục công bạn nhé!

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng thành công nhất

Thứ Ba, Tháng Mười Một 3rd, 2020

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong kinh doanh không đơn giản chỉ là các cuộc trò chuyện thông thường. Vì trong đó cần có nghệ thuật giao tiếp ứng xử thì mới đảm bảo cuộc trao đổi diễn ra thành công. Nhưng trong giao tiếp lại tập hợp khá nhiều kỹ năng, vậy một nhân viên bán hàng cần biết điều gì?

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong lời nói

Lời nói là “vũ khí” lợi hại nhất đối với một nhân viên bán hàng bởi thông qua đây bạn có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Do vậy, chúng ta cần chú ý đến lời nói trong các tình huống như sau:

Chào hỏi khách hàng: Xưng hô phù hợp với những lời chào hỏi nhiệt tình là điểm gây ấn tượng đầu tiên khá là quan trọng. Sau đó, bạn mới có thể tiếp nối các câu chuyện thuận lợi nhất. Hãy tránh cách nói trổng không hoặc xưng hô không đúng cách so với mối quan hệ.

Giọng điệu lời nói: Khi trò chuyện với người đối  diện, họ rất dễ dàng bị cuốn hút bằng một giọng điệu dịu dàng, dễ nghe. Do vậy, bạn nên chú ý đến chất giọng của mình, khi cần nhấn mạnh nhưng đôi lúc mềm mỏng, pha trò để tạo sự gần gũi với khách hàng.

Nội dung lời nói: Trong một cuộc trò chuyện, bạn cần tập trung vào nội dung quan trọng nhất là câu chuyện bán hàng. Tránh đề cập đến những vấn đề không liên quan. Đồng thời nội dung cần phù hợp với từng đối tượng khác nhau để họ dễ hiểu.

Cách dùng từ: Khi nói cần dùng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, tránh dùng từ địa phương, hoa mỹ không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Đồng thời tránh dùng những từ ngữ thể hiện sự nịnh nọt hoặc phản ứng thái quá với khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua ngôn ngữ hình thể

Đôi khi chỉ một cái liếc mắt cũng vô tình tạo nên ấn tượng không tốt với khách hàng. Do vậy, chúng ta hãy chú ý những cử chỉ như sau:

Khi trò chuyện hãy đưa ánh mắt về phía khách hàng nhưng không nên nhìn chằm chằm mà hãy đáo mắt xung quanh vài giây.

Tuyệt đối không nhìn ngang dọc, liếc xéo khách hàng vì đây là cử chỉ mất lịch sự có thể khiến khách hàng rời đi ngay lập tức.

Không nhìn khuyết điểm trên cơ thể hoặc nhìn xuống chân khách hàng bởi sẽ khiến họ khó chịu.

Hãy nở nụ cười thường xuyên để tạo thiện cảm với khách hàng và thỉnh thoảng có những câu nói đùa để mang đến không khí vui vẻ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhìn vào ngôn ngữ hình thể để đoán biết tâm trạng của khách hàng. Chẳng hạn, những cử chỉ nheo mắt, lắc đầu, phát tay… để biết khách hàng có đang ưng ý với những lời nói của mình. Qua đây, chúng ta mới có thể điều chỉnh tư vấn sao cho phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng qua tư vấn, đàm phán

Tư vấn, đàm phán là một kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bởi quyết định đến kết quả có thành công hay không. Mà điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Lắng nghe khách hàng: Khi giao tiếp với khách hàng, bạn đừng chỉ chăm chăm vào việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ. Đôi lúc cần những khoảng im lặng để lắng nghe những mong muốn của khách hàng. Từ đó chúng ta mới tư vấn đúng sản phẩm với những thông tin rõ ràng và chi tiết.

Chăm sóc khách hàng: Một công việc đặc biệt quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp đang hướng đến. Trong đó, không chỉ tập trung vào khai thác những thông tin của khách hàng mà chúng ta còn phải khai thác nhu cầu, những khó khăn mà họ đang gặp phải. Qua đây các bạn mới đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề cho khách hàng. 

Kiềm chế cảm xúc: Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh được ví như làm dâu trăm họ. Bởi bạn sẽ phải mềm mỏng và chiều lòng khách hàng của mình. Dù họ là ai, có tính cách thế nào, tỏ thái độ ra sao thì chúng ta cũng phải tỏ thái độ lịch sự đến phút cuối của cuộc trò chuyện. Nếu không kiềm chế cảm xúc và buông lời nạt nộ, lớn tiếng với khách hàng thì bạn sẽ khiến họ quay lưng ngay lập tức.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng có nhiều điều cần phải lưu ý. Và mỗi tình huống giao tiếp bạn sẽ dần góp nhặt những kinh nghiệm này. Việc chúng ta cần làm là chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp hoặc một người kinh doanh giỏi.

Ngành Kinh tế học ra trường làm gì? Những công việc phổ biến nhất

Thứ Ba, Tháng Mười Một 3rd, 2020

Nhiều bạn thắc mắc không biết rằng, học ngành Kinh tế học ra trường làm gì. Với câu hỏi này thì chúng ta không cần lo lắng bởi ngành học kinh tế rất đa dạng trong tìm kiếm việc làm. Và bài viết xin thông tin đến bạn những vị trí việc làm phổ biến hiện nay của ngành học này. Mọi người hãy cùng xem qua nhé!

Làm việc trong lĩnh vực kinh tế  – tài chính

Tốt nghiệp ngành Kinh tế học là bạn có sẵn một nền tảng vững chắc để có thể trở thành những cố vấn kinh tế – tài chính. Đây là một vị trí công việc quan trọng trong môi trường kinh doanh. Trong đó, các bạn sẽ đảm nhận các công việc khác nhau tùy vào quy mô lớn nhỏ của công ty nhưng chung quy chịu trách nhiệm về nghiên cứu kinh tế.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể làm cố vấn tài chính cho nhiều cá nhân khác nhau để giúp họ định hướng phát triển kinh tế. Để làm tốt nhiệm vụ này thì bạn phải có kỹ năng phân tích và tính toán tốt, có tầm nhìn và quyết đoán. Đồng thời còn phải nắm bắt nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh của toàn bộ nền kinh tế.

Ngoài ra, bạn còn có thể đảm nhận vị trí chuyên viên trong lĩnh vực tài chính với trách nhiệm là phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro về tài chính. Từ đó đưa ra lời khuyên, lập báo cáo và các kế hoạch để giảm thiểu những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ở vị trí này bạn phải có kiến thức sâu rộng về công việc kinh doanh lẫn kiến thức kinh tế.

Với những chức danh trên thì các bạn phải trải qua quá trình học hỏi kinh nghiệm. Thông thường khi mới vào nghề, một số người bắt đầu ở lĩnh vực bảo hiểm. Tiếp đến là làm việc trong lĩnh vực ngân hàng hay đầu tư, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Khi đã giỏi tính toán và có khả năng phân tích tốt để truyền đạt thì nghiễm nhiên chúng ta dễ dàng làm tốt vai trò tư vấn của mình.

Làm việc trong lĩnh vực kế toán/kiểm toán – ngân hàng

Vị trí kế toán viên là một công việc mà rất nhiều bạn học ngành kinh tế lựa chọn. Ở vị trí này, các bạn sẽ thực hiện công việc quản lí tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể là tổng hợp, ghi chép, tính toán và lập báo cáo chi tiết để giải trình với lãnh đạo. Để thực hiện tốt vai trò này thì các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn về kỹ năng tính toán và phân tích, kỹ năng sử dụng thành thạo tin học ứng dụng, kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là vị trí việc làm hấp dẫn bởi chế độ đãi ngộ tốt cùng với mức lương hấp dẫn. Do đó, không ít các bạn sinh viên ngành kinh tế hi vọng được làm việc tại các ngân hàng sau khi tốt nghiệp. Tại đây, các bạn sẽ đảm nhận công việc liên quan đến kiểm soát và hoạch định tài chính, phân tích những dữ liệu và rủi ro, đưa ra những giải pháp. Đồng thời chúng ta còn đảm nhận công việc cung cấp các dịch vụ kinh tế – tài chính đến khách hàng.

Làm việc trong lĩnh vực công

Chắc hẳn trở thành nhà kinh tế học là ước mơ của nhiều bạn bởi khi ở vị trí này, chúng ta đã trải qua không ít những nỗ lực học hỏi. Từ đó trở thành người nghiên cứu và phân tích, xây dựng chiến lược kinh doanh cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính. Môi trường làm việc tại các tổ chức Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các công ty bảo hiểm, tư vấn tài chính, kế toán.

Đồng thời trong các lĩnh vực chi tiêu công và tư, nhà kinh tế học có thể đảm nhận vai trò là người phân tích rủi ro, tình hình giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định các chiến lược kinh tế. Trong lĩnh vực công, các nhà kinh tế học có thể thực hiện các công việc liên quan đến giao thông, thuế, thương mại, năng lượng… cùng rất nhiều ngành nghề trong lĩnh vực chi tiêu công.

Bên cạnh đó, với khối lượng kiến thức về ngành kinh tế đã học tại trường thì các bạn hoàn toàn có khả năng làm một nhân viên kinh doanh, người môi giới chứng khoán, nhân viên tư vấn tài chính, tham gia công việc phân phối/bán lẻ sản phẩm… Ngoài ra, một sinh viên ngành kinh tế rất dễ tìm được những công việc tại các cơ quan báo chí, quảng cáo, HR, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xã hội… Thậm chí là các bạn có thể mở ra ý tưởng kinh doanh do mình làm chủ.

Vậy là có hẳn một danh sách các công việc cho sinh viên học ngành Kinh tế. Từ giờ, các bạn đã biết ngành kinh tế học ra trường làm gì. Chúng ta hãy chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc, cho đến những định hướng lớn hơn cho con đường sự nghiệp của mình.

Bí Quyết Thành Công Trong Sự Nghiệp

Thứ Sáu, Tháng Mười 30th, 2020

Mỗi người chúng ta sinh ra và lớn lên ai cũng muốn mình thành công trong tương lai, tuy nhiên con đường đó không dễ dàng và cũng không giống nhau giữa mỗi người. Có người sinh ra đã có hết tất cả, nhưng có người thì lại chẳng có gì trong tay, đòi hỏi họ cần phải cố gắng và phấn đấu nhiều hơn để đạt được thành công. Để giúp bạn đạt được điều đó nhanh hơn và hiệu quả hơn hãy tham khảo một số bí quyết thành công trong sự nghiệp qua bài viết sau nhé.

  1. Xác định được mục tiêu rõ ràng

Khi bạn biết được những gì bạn cần phải làm trong cuộc sống thì bạn sẽ tiến tới mục tiêu đó nhanh hơn và hiệu quả hơn so với những người còn đang loay hoay, không biết mục tiêu của mình là gì, nên làm những gì tiếp theo.

Khi biết chính xác bạn đang muốn gì từ đó bạn sẽ cố gắng hết sức mình, tập trung toàn bộ sức lực để hoàn thành. Lúc này bạn cần đưa ra các mục tiêu nhỏ hơn để đạt được mục tiêu lớn, lên được kế hoạch làm việc cho bản thân, liệt kê những công việc cần làm và không nên làm. Bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình mà không sợ phải đi sai hướng. Đối với một người chưa có mục tiêu trong cuộc sống thì con đường đi đến thành công của họ rất mơ hồ và mong manh.

  • Sự đam mê và kiên trì

Có đam mê và kiên trì bạn mới có động lực để đi hết con đường khó khăn. Thời gian và lòng kiên trì giúp bạn có ý chí, quyết tâm hơn trong mọi hoàn cảnh, cố gắng duy trì được công việc mà mình đang làm, không bỏ cuộc trước những khó khăn. Niềm đam mê tạo cho bạn nhiều động lực, thôi thúc bạn hoàn thành công việc, kiên trì hơn để đạt được điều mong muốn trong tương lai.

  • Có nguyên tắc sống

Nguyên tắc giúp cuộc sống và công việc của bạn được thực hiện một cách logic và khoa học, nếu bạn sống mà không đặt ra cho mình những nguyên tắc thì rất dễ dẫn đến việc bạn bị sao nhãng, không nghiêm khắc với bản thân từ đó việc chạm tới đỉnh cao của sự nghiệp vô cùng khó khăn. Chú ý rằng bạn cần phân chia rõ ràng giữa nguyên tắc trong công việc với nguyên tắc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không nên đem những nguyên tắc trong công việc áp dụng vào cuộc sống, điều này sẽ làm bạn lúc nào cũng trong trạng thái làm việc cao độ từ đó dẫn đến bản thân mệt mỏi và làm việc không hiệu quả.

  • Dám nghĩ, dám làm

Hãy loại bỏ ngay sự rụt rè của bản thân, mạnh dạn làm những gì mà bạn nghĩ, không nên phân vân, do dự quá nhiều, lúc nào cũng sợ mình sẽ thất bại. Sống an toàn chỉ đúng trong một số trường hợp, thành công nào mà không trải qua thất bại, nếu bạn sợ thất bại mà không làm thì sẽ không bao giờ có được thành công. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc hết tất cả những hậu quả sẽ xảy ra, không nên thích gì làm đấy mà không lường trước được những rủi ro, làm nhưng làm một cách thông minh chứ không phải nghĩ gì làm đó.

Hãy làm những gì bạn muốn khi còn có thể, thà rằng bạn làm nhưng thất bại còn hơn không làm. Thành công chỉ đến với những người dám nghĩ dám làm, dám thách thức bản thân, những điều tốt đẹp sẽ không tự nhiên mà đến nếu như bạn chỉ dừng lại ở những suy nghĩ.

  • Không ghen tị với người khác

Bạn không nên tỏ thái độ ganh ghét với những người thành công hơn mình mà hãy học tập từ họ những điều mà bạn còn thiếu. Lòng đố kỵ xuất hiện khi bạn thấy mình thua kém ai đó, nó không giúp bạn tốt hơn cũng không làm người khác yếu kém hơn bạn, bạn sẽ mãi đứng sau họ nếu như không biết học tập, cố gắng trau dồi cho mình kỹ năng, kiến thức chưa có. Người thành công không sợ người khác hơn mình chỉ cần bản thân của hôm nay tiến bộ hơn mình của hôm qua.

Hy vọng một số bí quyết thành công trong sự nghiệp trên đây có thể giúp bạn phần nào trong quá trình chạm đến ước mơ. Thành công nào mà không có khó khăn quan trọng là bạn vượt qua chúng như thế nào, hãy xây dựng cho mình niềm tin, ý chí, những kế hoạch khoa học tìm việc tại các trang web tuyển dụng…để đạt được thành công trong sự nghiệp.

Trả Lời Cho Câu Hỏi “Tại Sao Bạn Chọn Công Ty Chúng Tôi?”

Thứ Sáu, Tháng Mười 30th, 2020

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết lý do vì sao bạn lựa chọn công ty họ để ứng tuyển mà không phải một công ty nào khác. Vì thế, khi đi phỏng vấn bạn sẽ rất thường hay gặp phải câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”, đây tưởng chừng như một câu hỏi đơn giản nhưng cũng cần ở bạn sự khéo léo trong cách trả lời thì mới có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Để biết cách trả lời cho câu hỏi này trên thì chúng ta hãy cùng đọc thêm bài viết sau.

  1. Mục đích của câu hỏi này

Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi nào cũng có dụng ý trong đó, mục đích câu hỏi này là để hiểu rõ động lực nào giúp bạn ứng tuyển vào công ty họ và liệu ứng viên có phù hợp với doanh nghiệp hay không, có đủ khả năng đảm nhận công việc này. Đồng thời, họ cũng muốn biết điểm gì của công ty hay vị trí công việc tại đây đã thu hút bạn từ đó đánh giá được phần nào quan điểm, góc nhìn, khả năng của bạn.

  • Cách trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”

Để có một câu trả lời hay khi được nhà tuyển dụng hỏi “ Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?” thì bạn cần có sự tinh tế bằng việc khen ngợi những thế mạnh, những điểm nổi bật của công ty để làm tiền đề cho lý do lựa chọn làm việc ở đây. Bạn có thể trình bày như sau “Tôi có cơ hội được biết đến công ty thông qua website và sau khi tìm hiểu thì tôi thật sự ấn tượng bởi những giá trị mà công ty mang đến, những thành tựu đạt được cũng như ngưỡng mộ trước sự phát triển trong những năm qua. Những sản phẩm của công ty thực sự có ý nghĩa, hiện đang được mọi người biết đến, điều này làm tôi rất ngưỡng mộ và là động lực thúc đẩy tôi muốn làm việc tại đây”.

Ngoài ra, để cụ thể hóa câu trả lời và tăng sự hiểu biết của mình về công ty, bạn có thể mô tả sơ lược những thông tin về công ty mà bạn đã tìm hiểu trước đó như là: Công ty đã bắt đầu hoạt động như thế nào, chiến lược phát triển của công ty là gì, làm thế nào để công ty tồn tại trên thị trường, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty và những kế hoạch nào cho tương lai… Việc biết được những dự định của doanh nghiệp, bạn sẽ có thể biến mình trở thành người có thể đóng góp tài năng cho công ty họ càng tăng trưởng hơn nữa trong vai trò là một nhân viên mới.

Dưới đây là một số gợi ý cách trả lời câu hỏi “Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi” phù hợp với nhiều tình huống để bạn có thể lựa chọn.

Nếu công việc này tại doanh nghiệp phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn thì bạn có thể trả lời: “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là phấn đấu để trở thành một team leader của team content. Ngay từ bây giờ, tôi muốn đi đúng với lộ trình đặt ra nên đó là lý do tôi muốn ứng tuyển cho vị trí Content Executive. Tôi tin rằng với những kiến thức của mình cùng những kỹ năng, kinh nghiệm mà tôi học hỏi được tại vị trí này sẽ giúp tôi đạt được ước mơ của mình sớm nhất có thể.”

Nếu bạn muốn thể hiện nhiệt huyết muốn trở thành một phần của công ty thì câu trả lời thường sẽ là: “Tôi thực sự hâm mộ chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà công ty mang lại. Là một người yêu thích âm nhạc và thường xuyên thưởng thức âm nhạc để thư giãn, tôi đánh giá cao cách lựa chọn âm nhạc của công ty để chia sẻ đến cộng đồng. Đó là lý do tôi rất hào hứng được phỏng vấn tại đây và có cơ hội trở thành một phần của nhóm phát triển sản phẩm để có thể đóng góp nhiều ý tưởng tuyệt vời hơn nữa cho công ty”.

Có rất nhiều cách trả lời khác nhau cho câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?” nhưng bạn cần phải lựa chọn câu trả lời sao cho thật hợp lý, thuyết phục mà nhà tuyển dụng vẫn thấy được sự chân thật ở bạn, khi ấy bạn sẽ ghi được điểm. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho buổi phỏng vấn sắp tới và giúp bạn tăng cơ hội được làm việc ở doanh nghiệp mà mình yêu thích.

Các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam giúp bạn có ngay việc làm

Thứ Ba, Tháng Mười 13th, 2020

Hiện nay, rất nhiều người lao động gặp phải khó để có thể tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân. Những bản tin tuyển dụng trá hình, thổi phồng quá mức về mức lương và chế độ đãi ngộ. Điều đó làm ứng viên hoài nghi về môi trường làm việc. Chính vì vậy, việc sử dụng các trang web tuyển dụng uy tín luôn là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay của hầu hết ứng viên tìm việc.

Quá trình để tìm việc không hề khó, nhưng cơ hội tìm đúng công việc thích hợp với năng lực bản thân là một điều không hề dễ dàng. Thiếu thông tin đánh giá khách quan, không có kỹ năng sàng lọc và thiếu sự cập nhật liên tục. Tất cả điều đó đã tạo ra rất nhiều rào cản nhất định, mang đến nhiều khó khăn cho người lao động khi tìm việc, trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay. Vì vậy, sự xuất hiện các trang web tuyển dụng chính chính là biện pháp tối ưu nhất hỗ trợ ứng viên giải quyết vấn đề này.

Với mục đích hỗ trợ những ai đang loay hoay tìm kiếm cho mình một công việc. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn “top 10 trang web tuyển dụng tốt nhất Việt Nam” hiện tại được ứng viên và cả nhà tuyển dụng hàng đầu đánh giá cao.

Danh sách Top 10 trang web tuyển dụng tốt nhất Việt Nam

Careelink.vn

Được thành lập từ năm 2006 đến nay, gần 15 năm hoạt động và phát triển. Chứng tỏ Careerlink.vn đã quá quen thuộc và trở thành website tuyển dụng tìm việc làm thân thiết với nhiều ứng viên. Không chỉ nổi bật bởi tính tiện dụng cập nhật nhanh chóng việc làm của hơn 20.000 việc làm mỗi ngày, với rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Giao diện thân thiện, chức năng tìm kiếm việc làm thông qua từ khóa giúp ứng viên tìm kiếm chính xác ngành nghề công việc hiệu quả. Bên cạnh đó, Careerlink còn sở hữu kho tư liệu CV, đơn xin việc chuyên nghiệp hỗ trợ người dùng tạo lập hồ sơ ứng tuyển trực tiếp trên website không tốn phí, lại tiết kiệm thời gian. Bạn có thể yên tâm về mức độ chính xác thông tin và doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự trên website vì tất cả đều được đội ngũ Careerlink kiểm duyệt trước khi đăng tuyển.

Vietnamworks.com

Nhắc đến 10 website tuyển dụng tuyển dụng tốt nhất Việt Nam không thể không nhắc đến Vietnamworks.com. Với lượng truy cập mỗi ngày lên đến con số hàng trăm nghìn, thậm chí có thể chạm mốc cả triệu lượt truy cập trong vòng 1 ngày. Đây không chỉ trang web tuyển dụng uy tín hữu ích đối với ứng viên nói riêng mà kể cả nhà tuyển dụng cũng không thể thiếu. Bao gồm cả doanh nghiệp, công ty, tập đoàn quy mô trong và ngoài nước.

Với những sinh viên thực tập hay chuẩn bị tốt nghiệp, Vietnamworks cũng là một trang tuyển dụng phù hợp. Không phân biệt đối tượng, trình độ học vấn nghề nghiệp đều có thể tìm được công việc thích hợp tại đây.

Vietsingworks

Website tuyển dụng này phù hợp dành cho những ai đang tìm kiếm công việc tại đất nước Singapore xinh đẹp. Một trong những ưu điểm nổi bật của Vietsingwork chính là việc sở hữu số lượng nhà tuyển dụng Singapore chuyên nghiệp đông đảo. Đa dạng về công việc, đa dạng về ngành nghề, phù hợp với mọi đối tượng lao động tìm việc tại Singapore.

Vietsingworks không quá đề cao về mặt ngôn ngữ và trình độ cho những ứng viên mới tốt nghiệp ra trường, muốn tìm việc làm phù hợp. Trên các diễn đàn rất nhiều ứng viên dành lời khen cho website tuyển dụng danh tiếng này. Nếu bạn ở Singapore bạn cũng nên sử dụng nếu đang có nhu cầu tìm việc.

Careerbuilder.vn

So với các web tuyển dụng khác, Careerbuilder nổi bật hơn vì hầu hết những công việc ở website này đều có mức lương cao hơn hẳn, mức lương trung bình mà các doanh nghiệp thường áp dụng.  Bởi vì đây là website với quy mô tuyển dụng lớn, mang tính đa quốc gia, yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm làm việc rất cao.

Do đó, nếu bạn có năng lực làm việc nổi trội, muốn tìm kiếm công việc cấp cao thuộc các công ty lớn, hoặc tập đoàn đa quốc gia. Đây chính là website phù hợp sẽ giúp bạn tìm kiếm được một môi trường làm việc lý tưởng như mong muốn.

Mywork.com.vn

Hơn 400 nhà tuyển dụng, cùng 700.000 việc làm và hơn 200.000 thành viên truy cập mỗi ngày, đã chứng tỏ được mức độ uy tín mà website này mang đến cho người dùng như thế nào. Tại mywork.com.vn, bạn có thể tìm kiếm cơ hội được hợp tác làm việc với các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dùng tốt hơn, website còn chia ra những chuyên mục công việc cụ thể để ứng viên tiết kiệm thời gian tìm kiếm dễ dàng hơn, bao gồm: Top những ngành nghề phổ biến, việc làm tuyển gấp, việc làm hấp dẫn, việc làm lương cao…

1001vieclam.com

Tuy thời gian xuất hiện chưa lâu, nhưng 1001vieclam.com đã có đến 15.000 nhà tuyển dụng với hơn 200.000 danh sách việc làm cập nhật liên tục. Được biết website được phát triển bởi DBIZ Group uy tín.

Tại đây, người dùng có thể thoải mái đăng tuyển hồ sơ không giới hạn, tận dụng các biểu mẫu nhân sự có sẵn để hỗ trợ cho việc ứng tuyển chuyên nghiệp hơn. Trở thành website thích hợp cho nhà tuyển dụng, và đáp ứng nhu cầu tìm việc của phần lớn ứng viên đến từ mọi lứa tuổi ngành nghề lao động khác nhau.

Vieclam24h.vn

Là “đứa con đẻ” của trang web 24h.com.vn, website này đang sở hữu lượng truy cập cực khủng cùng với số lượng công việc lớn nhất tại Việt Nam. Theo thống kê, mỗi tháng có khoảng hơn 25.000 người lao động tìm kiếm việc làm thông qua website này. Mức độ phản hồi thông tin của doanh nghiệp sau khi ứng viên nộp hồ sơ qua website cũng rất nhanh chóng. 

Một trong những ưu điểm nổi bật website này có được đó chính là độ tỉ mỉ và chi tiết về thông tin ứng viên. Ứng viên khi tạo hồ sơ trực tiếp không phải là ngại vấn đề đánh mất dữ liệu hay nội dung quá sơ sài khiến nhà tuyển dụng đánh giá thiếu chuyên nghiệp. Bù lại, website giúp ứng viên mô tả tất tần tật thế mạnh bản thân, giúp bạn tạo nên mẫu CV hoàn hảo nhất.

Timviecnhanh.com

Với hơn 20.000 nhà tuyển dụng cùng 60 lĩnh vực ngành nghề khác nhau, timviecnhanh.com đã trở thành một trong những website tuyển dụng không thể thiếu trong 10 này. Không những hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm theo từ khóa ngành nghề, website còn cung cấp thông tin hữu ích cho ứng viên tìm kiếm việc làm phù hợp bằng những mẹo phỏng vấn tinh tế.

Không hạn chế vùng miền, trình độ hay kinh nghiệm làm việc nhiều hay ít. Chỉ cần bạn có nhu cầu ứng tuyển, website sẽ chọn lọc những thông tin từ các doanh nghiệp đáp ứng đúng tiêu chí bạn mong muốn nhanh chóng nhất.

Itviec.com

Đây là website tuyển dụng dành riêng cho dân IT, phương châm hoạt động của website cũng rất ấn tượng “ IT jobs for Top People” đủ cho thấy định hướng và tầm nhìn tuyển dụng của họ khác biệt và đẳng cấp như thế nào. Tuy ít nhưng về độ chất lượng không hề nhỏ.

IT là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn và năng lực rất cao, mức lương để tuyển dụng nhân sự IT có thể gấp 3 lần người thông thường. Cho nên, bạn hãy yên tâm tìm kiếm công việc tại website này, vì hầu như các doanh nghiệp tuyển dụng đều là doanh nghiệp có tiếng trong giới công nghệ”.

Vieclam.tuoitre.vn

Góp mặt trong danh sách top 10 lần này không thể thiếu website tuyển dụng Vieclam.tuoitre.vn. Là website tuyển dụng thuộc của tờ báo Tuổi Trẻ cũng như đối tác của Careerbuilder. Chắc không nhiều lời giới thiệu về website này bạn đã hình dung được mức độ chuyên nghiệp và sự uy tín của nó. Với sự cộng tác của những doanh nghiệp lớn và danh tiếng của tờ báo Tuổi Trẻ nổi tiếng, chất lượng tuyển dụng luôn được đánh giá cao.

Vieclam.tuoitre.vn sở hữu 14.000 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và 300.000 cơ hội hợp tác với doanh nghiệp thế giới. Mang đến vô vàn sự lựa chọn khác nhau cho ứng viên và cả nhà tuyển dụng. Với số lượng công việc đa dạng cùng sự nhạy bén cập nhật những thông tin thời sự, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Đây thực sự là một website tích hợp rất nhiều yếu tố có lợi mà bạn không nên bỏ qua khi đang có ý định tìm kiếm việc làm.

Một số lưu ý khi ứng tuyển công việc qua mạng

Tìm kiếm việc làm thông qua các trang web tuyển dụng mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho ứng viên. Tuy nhiên, chính vì sự tiện ích đó, mà nhiều người phạm phải những lỗi cơ bản, vô tình đánh mất đi cơ hội làm việc của bản thân. Đây là một số lưu ý bạn cần nắm rõ để không phải thắc mắc : “Vì sao nộp hồ sơ nhiều công ty, website khác nhau mà lại không tìm được việc?”

Không dùng đi dùng lại một mẫu CV xin việc, đã được tạo từ website tuyển dụng này, để ứng tuyển công việc tại một website khác.

Nên tìm hiểu rõ thông tin ứng tuyển, tránh đơn xin việc ghi nhầm thông tin doanh nghiệp. Điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng và chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng khi xin việc.

Phải nộp đủ hồ sơ xin việc trực tiếp, đừng nghĩ chỉ cần CV là đã hoàn chỉnh hồ sơ. Bạn cần phải gửi thư ứng tuyển, mẫu đơn xin việc online và CV. Nếu thích hợp hãy gửi thêm những hình ảnh văn bằng chứng chỉ để nhà tuyển dụng tham khảo cụ thể hơn.

Không nên gửi quá nhiều hồ sơ ứng tuyển cho cùng một doanh nghiệp trên nhiều website khác nhau. Bạn có thể tìm thấy thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp đó trên nhiều website. Nếu bạn đã ứng tuyển ở website này rồi nên hạn chế số lần ứng tuyển tại website khác cùng một doanh nghiệp tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ cảm giác bạn đang spam hòm thư ứng tuyển vậy.

Kết luận

Trên đây, là các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam hiện tại. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân. Hãy nhớ bạn có rất nhiều sự lựa chọn và nhà tuyển dụng cũng vậy. Cho nên, hãy chọn cách ứng tuyển khéo léo và luôn cập nhật cho mình những thông tin mới nhất để không phải bỏ sót bất kỳ cơ hội nào. Chúc bạn thành công!

Cách xin nghỉ việc với sếp khó tính, 9/10 nhân viên áp dụng thành công!

Thứ Bảy, Tháng Mười 10th, 2020

Xin việc đã khó, nghỉ việc lại càng là một vấn đề đau đầu hơn rất nhiều lần. Đơn giản bạn không thể kết thúc tất cả công việc chỉ với một tờ đơn ngắn gọn. Tất cả đều phải tuân theo quy trình, quan trọng nhất là phải có cách xin nghỉ việc với sếp tinh tế, để tránh những tai tiếng nhất định về sau.

Bất kỳ nhân viên nào khi đứng trước quyết định xin nghỉ việc, đều cảm thấy phân vân không biết nên trình bày lý do nghỉ việc như thế nào với cấp trên. Nếu đưa ra lý do không đủ khéo léo, bạn sẽ làm mất lòng sếp và những đồng nghiệp xung quanh. Vậy làm thế nào để đưa ra lý do thuyết phục cấp trên chấp nhận mong muốn xin nghỉ việc, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng tiến độ và tâm trạng làm việc chung tập thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn một số cách xin nghỉ việc với sếp tinh tế nhất:

6 lý do xin nghỉ việc dễ được chấp thuận nhất!

Lý do 1: Xin nghỉ việc vì lý do gia đình

Đây là lý phổ biến nhất được rất nhiều áp dụng, chưa xét về mức độ hiệu quả của nó có cao hay không? Nhưng hầu như không một vị sếp nào có thể từ chối lý do xin nghỉ việc này. Bởi vì, hoàn cảnh gia đình của mỗi người đều khác nhau, không ai giống nhau và chắc chắn không một ai có quyền ép buộc bạn làm việc khi đang gia đình đang có những vấn đề cần giải quyết.

Lý do 2: Lập gia đình, kết hôn

Vấn đề này đáng được thông cảm và chấp nhận, nếu là nhân viên nữ, tỷ lệ xin nghỉ việc thành công sẽ rất cao. Tuy nhiên, đây không phải cách làm được áp dụng thường xuyên. Vì chuyện hôn nhân đại sự chỉ có 1 lần trong đời, nếu đưa ra lý do xin nghỉ việc vì phải lập gia đình thì bạn chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thật.

Lý do 3: Nghỉ việc vì chăm sóc con cái, người thân

Trong các trường hợp bạn vừa phải đi làm vừa phải trông con, hoặc chăm sóc người thân đang nằm viện. Lý do này sẽ được sếp dễ dàng chấp nhận hơn. Vì bản thân sếp cũng là một người con trong gia đình, cũng phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc người thân hay con nhỏ. Nên họ dễ dàng thông cảm cho lý do chính đáng này của bạn.

Lý do 4: Nghỉ việc vì sức khỏe

Trên cương vị một người sếp, không một ai muốn bản thân phải thuê một nhân viên không đủ sức khỏe để làm việc. Điều đó, sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung của công ty và chất lượng công việc cũng không mang lại hiệu quả cao. Điều đó sẽ mang đến những thiệt hại về mặt tài chính nhất định.

Chính vì vậy, đây cũng được xem là một lý do để bạn khéo léo đưa ra lời đề nghị xin nghỉ việc. Vì sức khỏe không tốt có thể tạo gánh nặng cho những đồng nghiệp và kéo tốc độ phát triển công ty đi xuống. Lời khuyên hữu ích cho bạn là nên nộp đơn xin nghỉ việc kèm theo một tờ giấy khám sức khỏe để thuyết phục sếp tốt hơn.

Lý do 5: Nghỉ việc vì tập trung dành thời gian cho việc học

Thoạt nghe, đây có vẻ là lý do các bạn sinh viên làm việc bán thời gian hay áp dụng. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhân viên văn phòng, đã làm việc lâu năm hay chỉ mới ký hợp đồng làm việc thời gian ngắn. Đây chính là lý do hợp lý nhất để bạn xin nghỉ việc, mà không bị sếp phàn nàn. Bởi vì, ai cũng có nhu cầu học hỏi và phát triển bản thân, việc tự giới hạn lại kỹ năng và kiến thức của mình sẽ là rào cản rất lớn để bạn đầu tư cho sự nghiệp trong tương lai.

Cho nên, nếu bạn thực sự là lý do để bạn đưa ra quyết định nghỉ việc, thì hãy trao đổi thẳng thắn với sếp. Biết đâu, bạn còn được ủng hộ tinh thần và nhận được những lời khuyên hữu ích cho tương lai sắp tới, hãy thử tìm việc trên các trang web tuyển dụng bạn nhé!

Lý do 6: Công việc không phù hợp định hướng lâu dài

Không nhất thiết phải làm việc với những ngày tài giỏi bạn mới thành công. Chỉ cần được làm việc vào những cộng sự phù hợp có cùng suy nghĩ và mục tiêu phát triển như nhau, mới có thể đồng hành và gắn kết với nhau lâu dài. Nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh, sếp nghĩ một đằng, nhân viên thực hiện một nẻo. Có lẽ nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để, làm việc tư tưởng với bản thân và trao đổi rõ với sếp.

Đây là quyền lợi trong công việc của bạn. Cho nên hãy thẳng thắn với nhau thay vì sợ hãi sếp có đồng ý với quyết định xin nghỉ việc của bạn hay không? Người lao động đều có quyền xin bảo vệ lợi ích cá nhân, bạn không ký kết một hợp đồng nô lệ, mà đó là hợp đồng lao động mang về lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, khi một bên cảm thấy không được đáp ứng yêu cầu chung thì hãy khéo léo, trình bày rõ lý do cho hai bên thấu hiểu thay vì đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Hy vọng, sau khi đọc qua bài viết này, bạn đã chọn cho mình được cách xin nghỉ việc với sếp tinh tế nhất. Chúc bạn thành công!

Chuẩn Bị Cho Câu Hỏi Phỏng Vấn “Vì Sao Bạn Muốn Ứng Tuyển Vị Trí Này?”

Thứ Sáu, Tháng Mười 2nd, 2020

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề về bản thân, kinh nghiệm, ưu và nhược điểm,… Mỗi câu hỏi đều phục vụ cho một mục đích khác nhau, vì thế chúng ta nên có sự chuẩn bị để biết cách trả lời sao cho ấn tượng nhất. Và một câu hỏi có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tuyển dụng đó là “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”, vậy làm thế nào để có thể một câu trả lời thông minh và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng từ các trang web tìm việc thì chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Mục đích của câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Người phỏng vấn muốn có một câu trả lời thực sự cho lí do tại sao bạn muốn làm việc tại công ty của họ. Mặc dù đây là một câu hỏi không quá khó và dễ dàng có được câu trả lời, nhưng nhà tuyển dụng vẫn thường xuyên hỏi ứng viên để đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí tuyển dụng và để xem liệu bạn có dành thời gian để tìm hiểu về công ty hay không.

Khi phỏng vấn nhân viên tương lai, nhà tuyển dụng rất muốn xác định ứng viên nào thực sự muốn có được công việc và sẽ đầu tư công sức thực sự để cải thiện công ty, trái ngược với những người chỉ muốn một công việc, bất kỳ là công việc nào, bất kể vị trí này đòi hỏi điều gì.

Cách chuẩn bị cho câu hỏi “ Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”

Hiểu rõ giá trị của bản thân

Khi bạn bắt đầu tìm kiếm công việc và ứng tuyển vào một vị trí nào đó thì trước tiên bạn cần xác định được những tiêu chí nào mà bạn có thể đáp ứng được theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hãy đọc kỹ sau đó phân tích mô tả công việc một cách chi tiết để hiểu rõ nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì từ các ứng viên và viết ra từng yêu cầu công việc thật cụ thể. Dựa trên bản phân tích của mình bạn sẽ xác định mình có phù hợp hoặc vượt qua những yêu cầu đó hay không, nếu có thì hãy viết ra những thành tích hoặc kỹ năng phù hợp của bạn cho từng yêu cầu.

Để nhà tuyển dụng hiểu rõ giá trị của bạn thì bạn nên nói về các điểm mạnh, thành tích nổi bật của mình bởi đó là những minh chứng thuyết phục nhất, bạn cũng cần thể hiện sự tự tin và sẵn sàng đưa ra câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi như “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”  hay “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”.

Tìm hiểu về công ty

Một bước công việc mà chúng ta không nên bỏ qua đó là tìm hiểu mọi thứ về công ty mà mình ứng tuyển. Khi bạn biết rõ về những tầm nhìn, mục tiêu, sản phẩm kinh doanh, văn hóa công ty và những thách thức của doanh nghiệp bạn sẽ có câu trả lời sâu sắc và đúng trọng tâm vì bạn “biết mình biết ta”, từ đó bạn sẽ đưa ra những lý lẽ chỉ ra sự phù hợp của mình với môi trường làm việc và những giá trị mà công ty đang hướng đến. Bạn có thể tìm hiểu về công ty qua fanpage của họ, truy cập vào google để đọc tất cả những gì bạn tìm được về công về doanh nghiệp hoặc ghé thăm trang web công ty để có những thông tin chính xác về họ.

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Đây là một bước mà chắc chắn bạn phải thực hiện bởi bạn phải biết mình sẽ phải làm gì, đảm nhiệm công việc gì với vị trí ứng tuyển đó để có thể xác định được bạn có thực sự thích thú với công việc ấy. Có như vậy bạn mới có thể tự tin trình bày với nhà tuyển dụng về khả năng của mình và những định hướng tương lai đối với công việc ứng tuyển, cũng như có sự cam kết gắn bó với công việc này.

Sau khi tìm hiểu về cách chuẩn bị cho câu hỏi “Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?”, chắc hẳn bạn đã biết mình cần làm gì cho buổi phỏng vấn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có được câu trả lời đầy thuyết phục cộng với sự tự tin của bản thân thì bạn đã tạo được nhiều ấn tượng với nhà tuyển dụng và có nhiều khả năng được nhận vào làm việc tại công ty.