Cách xin nghỉ việc với sếp khó tính, 9/10 nhân viên áp dụng thành công!

Xin việc đã khó, nghỉ việc lại càng là một vấn đề đau đầu hơn rất nhiều lần. Đơn giản bạn không thể kết thúc tất cả công việc chỉ với một tờ đơn ngắn gọn. Tất cả đều phải tuân theo quy trình, quan trọng nhất là phải có cách xin nghỉ việc với sếp tinh tế, để tránh những tai tiếng nhất định về sau.

Bất kỳ nhân viên nào khi đứng trước quyết định xin nghỉ việc, đều cảm thấy phân vân không biết nên trình bày lý do nghỉ việc như thế nào với cấp trên. Nếu đưa ra lý do không đủ khéo léo, bạn sẽ làm mất lòng sếp và những đồng nghiệp xung quanh. Vậy làm thế nào để đưa ra lý do thuyết phục cấp trên chấp nhận mong muốn xin nghỉ việc, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng tiến độ và tâm trạng làm việc chung tập thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn một số cách xin nghỉ việc với sếp tinh tế nhất:

6 lý do xin nghỉ việc dễ được chấp thuận nhất!

Lý do 1: Xin nghỉ việc vì lý do gia đình

Đây là lý phổ biến nhất được rất nhiều áp dụng, chưa xét về mức độ hiệu quả của nó có cao hay không? Nhưng hầu như không một vị sếp nào có thể từ chối lý do xin nghỉ việc này. Bởi vì, hoàn cảnh gia đình của mỗi người đều khác nhau, không ai giống nhau và chắc chắn không một ai có quyền ép buộc bạn làm việc khi đang gia đình đang có những vấn đề cần giải quyết.

Lý do 2: Lập gia đình, kết hôn

Vấn đề này đáng được thông cảm và chấp nhận, nếu là nhân viên nữ, tỷ lệ xin nghỉ việc thành công sẽ rất cao. Tuy nhiên, đây không phải cách làm được áp dụng thường xuyên. Vì chuyện hôn nhân đại sự chỉ có 1 lần trong đời, nếu đưa ra lý do xin nghỉ việc vì phải lập gia đình thì bạn chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thật.

Lý do 3: Nghỉ việc vì chăm sóc con cái, người thân

Trong các trường hợp bạn vừa phải đi làm vừa phải trông con, hoặc chăm sóc người thân đang nằm viện. Lý do này sẽ được sếp dễ dàng chấp nhận hơn. Vì bản thân sếp cũng là một người con trong gia đình, cũng phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc người thân hay con nhỏ. Nên họ dễ dàng thông cảm cho lý do chính đáng này của bạn.

Lý do 4: Nghỉ việc vì sức khỏe

Trên cương vị một người sếp, không một ai muốn bản thân phải thuê một nhân viên không đủ sức khỏe để làm việc. Điều đó, sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung của công ty và chất lượng công việc cũng không mang lại hiệu quả cao. Điều đó sẽ mang đến những thiệt hại về mặt tài chính nhất định.

Chính vì vậy, đây cũng được xem là một lý do để bạn khéo léo đưa ra lời đề nghị xin nghỉ việc. Vì sức khỏe không tốt có thể tạo gánh nặng cho những đồng nghiệp và kéo tốc độ phát triển công ty đi xuống. Lời khuyên hữu ích cho bạn là nên nộp đơn xin nghỉ việc kèm theo một tờ giấy khám sức khỏe để thuyết phục sếp tốt hơn.

Lý do 5: Nghỉ việc vì tập trung dành thời gian cho việc học

Thoạt nghe, đây có vẻ là lý do các bạn sinh viên làm việc bán thời gian hay áp dụng. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhân viên văn phòng, đã làm việc lâu năm hay chỉ mới ký hợp đồng làm việc thời gian ngắn. Đây chính là lý do hợp lý nhất để bạn xin nghỉ việc, mà không bị sếp phàn nàn. Bởi vì, ai cũng có nhu cầu học hỏi và phát triển bản thân, việc tự giới hạn lại kỹ năng và kiến thức của mình sẽ là rào cản rất lớn để bạn đầu tư cho sự nghiệp trong tương lai.

Cho nên, nếu bạn thực sự là lý do để bạn đưa ra quyết định nghỉ việc, thì hãy trao đổi thẳng thắn với sếp. Biết đâu, bạn còn được ủng hộ tinh thần và nhận được những lời khuyên hữu ích cho tương lai sắp tới, hãy thử tìm việc trên các trang web tuyển dụng bạn nhé!

Lý do 6: Công việc không phù hợp định hướng lâu dài

Không nhất thiết phải làm việc với những ngày tài giỏi bạn mới thành công. Chỉ cần được làm việc vào những cộng sự phù hợp có cùng suy nghĩ và mục tiêu phát triển như nhau, mới có thể đồng hành và gắn kết với nhau lâu dài. Nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh, sếp nghĩ một đằng, nhân viên thực hiện một nẻo. Có lẽ nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để, làm việc tư tưởng với bản thân và trao đổi rõ với sếp.

Đây là quyền lợi trong công việc của bạn. Cho nên hãy thẳng thắn với nhau thay vì sợ hãi sếp có đồng ý với quyết định xin nghỉ việc của bạn hay không? Người lao động đều có quyền xin bảo vệ lợi ích cá nhân, bạn không ký kết một hợp đồng nô lệ, mà đó là hợp đồng lao động mang về lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, khi một bên cảm thấy không được đáp ứng yêu cầu chung thì hãy khéo léo, trình bày rõ lý do cho hai bên thấu hiểu thay vì đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Hy vọng, sau khi đọc qua bài viết này, bạn đã chọn cho mình được cách xin nghỉ việc với sếp tinh tế nhất. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

CAPTCHA